Quá trình xâm chiếm và mở rộng lãnh thổ Vương_quốc_Ayutthaya

Ayutthaya đã bắt đầu thiết lập quyền bá chủ bằng sự kiện xâm lược các vương quốc phía Bắc và các thành bang như vương quốc Sukhothai, thành Phitsanulok, thành Kamphaeng Phet.

Cuối thế kỷ 15, Ayutthaya đã tấn công Angkor, thủ đô của đế chế Khmer, 1 thế lực lớn ở khu vực. Làm cho ảnh hưởng của đế chế Khmer tại khu vực đồng bằng sông Chao Phraya bị loại bỏ, và Ayutthaya trở thành thế lực mới ảnh hưởng ở khu vực.

Tuy nhiên vương quốc Ayutthaya không phải là một nhà nước thống nhất, nó là sự chắp vá của các lãnh thổ tự trị, và sự liên minh giữa các lãnh thổ dưới sự thống lĩnh của quốc vương Ayutthaya, hình thức chính trị này giống với hệ thống Mandala.Các lãnh thổ tự trị này có thể được cai trị bởi các thành viên của gia đình hoàng gia Ayutthaya, hay các lãnh chúa địa phương sở hữu quân đội riêng, có nghĩa vụ trợ giúp chính quyền trung ương khi chiến tranh hay sự xâm lược xảy ra. Do sự phân tán quyền lực này mà các cuộc nổi dậy ở các khu vực địa phương liên tục nổ ra do sự lãnh đạo của các lãnh chúa địa phương. Triều đình Ayutthaya đã phải ngăn chặn chúng.

Do nguyên nhân thiếu luật về sự thừa kế ngai vàng, và ý thức về sự thừa kế ngai vàng phải do người có công đức và năng lực nắm nên quyền thừa kế ngai vàng luôn luôn có tranh chấp. Các hoàng thân và các vị quan nắm quyền lực đều tuyên bố mình xứng đáng và đã tập hợp lực lượng đến thủ đô để thực hiện đòi hỏi của mình, và các cuộc đảo chính đẫm máu đã lên đến đỉnh điểm[1].

Từ thế kỷ 15, Ayutthaya chú ý tới bán đảo Mã Lai, nơi có cảng giao dịch ngoại thương lớn Malacca. Ayutthaya tuyên bố chủ quyền của mình đối với nó và đã thực hiện vài cuộc xâm lược nhưng đều thất bại do sự hỗ trợ của nhà Minh.